Vi nhựa được tìm thấy ở khắp nơi trên hành tinh, từ tuyết và đất núi Bắc cực đến nhiều con sông và đại dương, từ các sinh vật phù du đến các loài sinh vật biển khổng lồ. Được coi là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn, vi nhựa có thể tích lũy vào cơ thể người qua thực phẩm và nước uống. Theo ước tính, một người ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một lượng tương tự.
Do nước và muối thường được lấy từ tự nhiên nên các nhà khoa học đã nghiên cứu xem liệu các sản phẩm được làm từ các thành phần này có bị nhiễm nano nhựa và vi nhựa hay không. Vi nhựa đã được tìm thấy trong bia, mật ong và muối biển. Các nhà nghiên cứu cũng ước tính rằng, một người tiêu dùng động vật có vỏ hàng đầu châu Âu ăn khoảng 11.000 hạt nhựa mỗi năm. Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra nhiều con đường tiếp xúc với vi nhựa thông qua thực phẩm. Hệ thống bài tiết cơ thể của con người có khả năng loại bỏ trên 90% các vi hạt siêu nhỏ (cỡ nano) được ăn vào. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tồn dư và thải ra các hạt nhựa là kích thước, hình dạng, loại polymer và hóa chất phụ gia của vi nhựa được con người ăn vào. Phơi nhiễm trực tiếp với chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và các hóa chất khác liên quan đến vi nhựa có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh học và gây ra các mối đe dọa cụ thể đối với con người và động vật, kể cả ở liều thấp.
Vi nhựa và thành phần của chúng có thể gây độc tính cục bộ, nhưng phơi nhiễm mạn tính tạo ra hiệu ứng tích lũy là mối quan tâm lớn hơn. Nhiều chất ô nhiễm hữu cơ tan trong dầu có nghĩa là chúng dễ dàng đi vào chất béo và các loại dầu trong cá, động vật có vú và các sinh vật khác, bao gồm các chất ô nhiễm được phân loại là POP theo Công ước Stockholm, các hợp chất tích tụ sinh học và các hợp chất độc hại khác (PBTs). Những chất này được nghiên cứu có khả năng gây ung thư cho người và gây dị tật đối với thai nhi.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập