Mỗi năm, trên thế giới, có khoảng 175 triệu tấn rác thải nhựa (RTN) thải ra môi trường, chiếm hơn 50% rác thải đô thị (1). Ước tính có tới trên 5.109 mảnh RTN đang ở đâu đó dưới đáy đại dương (2). RTN không bao giờ phân hủy hoàn toàn, chúng chỉ biến thành hàng tỉ “hạt” vật chất mà mắt thường không quan sát được. Bên cạnh đó, nhựa chứa các hợp chất có độc tính cao, có khả năng gây hại đối với động, thực vật và con người. Vậy nhựa và bao bì có thực sự cần thiết khi mà hậu quả để lại ngày càng nghiêm trọng đối với con người và môi trường sinh thái?
Mới đây trong tháng 6/2021, New Zealand đã ban hành các điều luật để tiến hành quá trình cấm nhựa dùng một lần dài hạn và ước tính đến năm 2025 sẽ là cột cốc chính thức để dừng hoàn toàn việc sử dụng các loại nhựa dùng một lần này.
Thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ở mức báo động và trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia. Một trong những giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng này là thay thế các sản phẩm nhựa truyền thống bằng nhựa phân hủy sinh học (NPHSH) thân thiện môi trường. Bài viết đề cập một số nét về thực trạng, tiềm năng và giải pháp phát triển loại vật liệu này trong thời gian tới ở nước ta.
Tại Mỹ, hàng ngày có đến 500 triệu ống hút nhựa được sử dụng. Một phần lớn trong số này được thải ra môi trường. Chúng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái. Để hạn chế những tác động trên, nhiều nơi tại Mỹ đã ban hành nhiều lệnh cấm dùng ống hút nhựa trong cộng đồng
Thị trường PP và PE Châu Âu đang sẵn sàng cho xu hướng ổn định đến giảm trong tháng thứ hai liên tiếp sau sự suy yếu dự kiến trong các hợp đồng monomer sắp tới. Điều này cũng tiếp tục bất chấp xu hướng tăng trưởng cao hơn ở các thị trường lớn khác, dẫn đến giảm nhập khẩu vào khu vực nhưng lại thúc đẩy xuất khẩu ra khỏi khu vực.
Vi nhựa được tìm thấy ở khắp nơi trên hành tinh, từ tuyết và đất núi Bắc cực đến nhiều con sông và đại dương, từ các sinh vật phù du đến các loài sinh vật biển khổng lồ. Được coi là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn, vi nhựa có thể tích lũy vào cơ thể người qua thực phẩm và nước uống. Theo ước tính, một người ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một lượng tương tự.
Video này thể hiện sự ảnh hưởng nghiêm trọng của những mảnh lưới thải đối với động vật biển.
Nhựa sinh học là vật liệu nhựa được làm từ nguồn nguyên liệu tái tạo được và tùy từng loại mà chúng có thể phân hủy sinh học hoặc không
Thành phố Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2020 đạt chỉ tiêu 100% trung tâm thương mại, siêu thị không dùng túi nilon khó phân hủy; đến 31/12/2020 hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng từ nhựa.
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập